Ngày nay, VPS là lựa chọn hàng đầu của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tối ưu chi phí vận hành website. Bạn đã biết VPS là gì chưa? Hãy cùng BKNS tìm hiểu về khái niệm VPS và những kiến thức mới cập nhật về máy chủ ảo VPS 2022 nhé!
VPS là gì?
Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau. VPS có tính năng tương tự một máy chủ riêng (dedicated server) và chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ ban đầu đó.
VPS thường được sử dụng làm nền tảng cho website. Nó dùng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng trên server. VPS sẽ tách biệt một lượng tài nguyên nhất định khỏi phần dùng chung với các người dùng khác cùng server vật lý. Mỗi VPS sẽ có một phần CPU, dung lượng RAM, dung lượng ổ HDD hay địa chỉ IP riêng biệt. Người dùng có quyền được quản lý cũng như khởi động hệ thống bất cứ khi nào họ muốn.
Nguyên lý hoạt động của VPS
Ngày nay, VPS được coi như một server ảo bởi nó có chức năng và hoạt động không khác gì một máy chủ vật lý. Trên thực tế, VPS được ảo hóa như một máy con nằm trong máy chủ vật lý. Nó được sử dụng tài nguyên riêng được phân chia từ máy đó.
Khi bạn thuê VPS, công ty cung cấp sẽ tạo lớp ảo hóa lên trên hệ điều hành (OS) của server. Lớp ảo hóa này sẽ chia server thành những phần khác nhau. Tách ra từng VPS riêng biệt và cô lập tài nguyên của một VPS này với VPS khác trong cùng hệ thống máy vật lý. Điều này cho phép người dùng cài đặt hệ điều hành riêng hoặc phần mềm riêng lên VPS của họ.
Khác với Hosting, VPS giúp website của bạn chứa trong một vùng an toàn và được cấp tài nguyên cố định về bộ nhớ, dung lượng đĩa, CPU,… Và tất nhiên, vấn đề bảo mật sẽ đảm bảo hơn. Người dùng sẽ không cần chia sẻ tài nguyên với các user khác. Với VPS, bạn có cùng một quyền truy cập như việc thuê server riêng nhưng tiết kiệm chi phí hơn.
Thời điểm thích hợp nên sử dụng VPS là gì?
Công dụng chính của VPS là vận hành website. Khi trang web của bạn có lượng truy cập thấp, bạn có thể sử dụng Hosting. Tuy nhiên, khi trang web của bạn có dấu hiệu tăng lượt truy cập. Bạn sẽ nhận thấy tốc độ truy cập trang web của mình chậm một cách trông thấy. Đó là lúc Hosting không còn là lựa chọn tối ưu nữa. Bạn cần chuyển sang VPS để khắc phục nhược điểm này. Vì có lượng tài nguyên lớn hơn nhiều so với Hosting nên VPS sẽ giúp website của bạn vận hành mượt mà và trơn tru hơn.
Bên cạnh đó, do có quyền quản trị độc lập nên việc cài đặt, chỉnh sửa, thiết lập sẽ trở nên dễ dàng và chủ động hơn. Bạn có thể toàn quyền sử dụng tất cả những tài nguyên mà bạn có.
Ngoài ra, VPS còn được sử dụng cho:
- Làm một server game riêng biệt.
- Xây dưngj môi trường lập trình, nghiên cứu riêng cho các công ty lớn.
- Vận hành hệ thống mail server, web server riêng cho doanh nghiệp.
- Chạy các phần mềm web – app yêu cầu dung lượng, băng thông lớn.
Lợi ích khi sử dụng máy chủ ảo VPS là gì?
- ̉ Tiết kiệm chi phí hơn so với thuê máy chủ riêng.
- Sử dụng tài nguyên độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những người dùng khác trong cùng server.
- Cài đặt, nâng cấp không cần khởi động lại hệ thống.
- Cho phép bạn có hệ điều hành của riêng mình.
- Có thể tận dụng tối đa tài nguyên của máy chủ.
- Việc khởi động lại hệ thống không ảnh hưởng đến những user khác đang dùng VPS của bạn.
- Có toàn quyền truy cập vào các tài nguyên tùy chỉnh của mình (RAM, CPU, Ổ cứng,…).
- Cho phép quản lý từ xa, cài đặt và nâng câos hệ thống nhanh chóng
- Tính năng bảo mật cao.
Nhược điểm của máy chủ ảo
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, máy chủ ảo VPS cũng có nhược điểm nhất định. Đó là mọi hoạt động của VPS sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý đã tạo ra nó. Nếu máy chủ vật lý gốc gặp trục trặc, thì VPS cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Bên cạnh đó, hiệu suất hoạt động của VPS sẽ không thể đạt mức như server. Nếu bạn muốn tối ưu hơn, bạn có thể nâng cấp lên Cloud Server để khắc phục tình trạng này!
Những thông số bạn cần biết khi thuê VPS
Trước khi đi vào chi tiết, bạn nên lưu ý đến các thông số sau:
- RAM
- Ổ cứng
- CPU Core
- Băng thông (Band Width)
- Thời gian Up-time của máy chủ ảo VPS
RAM
RAM là bộ nhớ chính trong server, do đó nếu VPS bạn chọn thông số RAM lớn đồng nghĩa với khả năng truy xuất dữ liệu càng nhanh. Đa phần các dịch vụ VPS hiện nay cho phép bạn chọn thông số RAM từ thấp nhất 512 MB đến tối đa 16GB. Bạn có thể tính toán mức RAM cần thiết chính là nếu 1GB RAM thì có thể đáp ứng được tầm 10000 lượt truy cập/ ngày và khoảng 200 user online cùng lúc.
Ổ cứng
Là không gian lưu trữ sẽ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website bạn lưu trên đó. Ổ đĩa hiện nay được chia làm 2 loại: HDD và SSD. Ổ cứng loại SSD thường giá sẽ đắt hơn loại ổ HDD.
CPU Core
Đối với CPU của Server, bạn cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu quan trọng: số Core, tốc độ xung nhịp. Thường thì số core càng cao khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Ở các gói VPS, trung bình bạn sẽ được chọn từ 1 core đến 3 core.
Băng thông (Band Width)
Bandwidth / Transfer là băng thông, lưu lượng được phép truyền dữ liệu. Cụ thể là công ty bạn có một tập tin có dung lượng 1 GB trên VPS nên cứ 1 người tải về 1 GB sẽ bị mất 1 GB băng thông.
Thời gian Up-time của máy chủ ảo VPS
Một lưu ý nữa bạn cần biết khi chọn mua VPS là thời gian Up-time của nó. Thời gian up-time của VPS thường được ước lượng từ thời gian hoạt động của nó. Thời gian hoạt động của VPS từ 99.95 đến 99.9% thì bạn đều có thể chấp nhận mua được.
Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích bạn trong trong việc lựa chọn VPS cho website của mình. Bạn có thể tham khảo bảng giá VPS của BKNS tại đây!
>>Có thể bạn quan tâm:
Post a Comment
Post a Comment