input license here

DDoS Server là gì? 5 cách phòng chống DDoS Server hiệu quả nhất



ddos serverDDoS Server là gì? DDoS Server là những cuộc tấn công này nhằm làm sập server hoặc mạng. Khiến người dùng khác không thể truy cập vào server/mạng đó. Trước đây, những cuộc tấn công DDoS thường nhằm vào máy chủ web của các tổ chức cao cấp như ngân hàng, doanh nghiệp thương mại, công ty truyền thông, các trang báo, mạng xã hội… Nhưng này nay, bất kỳ một website, server nào cũng đều có nguy cơ gặp phải cuộc tấn công này.


Vậy các phòng chống DDoS Server là gì? hãy tham khảo 5 cách dưới đây cùng BKNS nhé!


DDoS Server là gì?


DDoS là viết tắt của cum từ Distributed Denial of Service. Dịch sang tiếng Việt là từ chối dịch vụ phân tán. Tấn công DDoS là nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập nó với traffic từ nhiều nguồn. Mục đích thực sự của DDoS chính là kẻ xâm nhập sẽ cố tình chiếm dụng một lượng lớn thông tin hay tài nguyên như băng thông, bộ nhớ… và làm cho các client khác không thể yêu cầu sự truy xuất yêu cầu dữ liệu.


Server chỉ có thể xử lý một số yêu cầu cùng một lúc. Nếu như một kẻ tấn công gửi quá nhiều các yêu cầu cùng một lúc để làm cho máy chủ đó bị quá tải. Máy chủ nó sẽ không thể xử lý các yêu cầu khác của bạn.


Một số kiểu tấn công mà Hacker hay sử dụng


– Tấn công vào băng thông (Bandwidth).


– Tấn công vào Giao thức.


– Tấn công bằng cách gói tin bất thường.


– Tấn công qua phần mềm trung gian.


– Các công cụ tấn công dùng Proxy ví dụ như: Trinoo, Flood Network,Trinity, Knight, Kaiten, MASTER HTTP,…


Cách ngăn chặn các cuộc tấn công của DDoS Server


Tác hại của DDoS Server là gì?


Đây là những hậu quả điển hình mà DDoS Server gây ra:



  • Hệ thống máy chủ bị sập khiến người dùng không truy cập được.

  • Doanh nghiệp sở hữu máy chủ, hệ thống sẽ bị gián đoạn. Cộng thêm khoản chi phí để khắc phục sự cố.

  • Khi hệ thống bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

  • Ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm khách hàng.

  • Ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.

  • Đối với những vụ tấn công DDoS kỹ thuật cao có thể dẫn đến việc lấy trộm tiền bạc, dữ liệu khách hàng của công ty.


6 cách phòng chống DDoS Server hiệu quả nhất


BKNS


1. Khắc phục lỗ hổng bảo mật của server


Cách tốt nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS Server là loại bỏ tất cả lỗ hổng bảo mật của server. Một server được bảo mật bởi một mạng lưới mạnh mẽ sẽ giảm thiểu khả năng bị tấn công DDoS.


2. Tăng dung lượng băng thông


Lý do chính khiến website bị sập chính là không đủ lưu lượng để xử lý các truy cập từ DDoS. Mua thêm băng thông và tăng dung lượng server cũng là một cách rất tốt.


Ví dụ: Server có thể xử lý 1 triệu người dùng cùng lúc và một cuộc tấn công DDoS chỉ gửi 500.000 truy cập giả. Thì lúc đó website vẫn sẽ xử lý được và hoạt động một cách bình thường.


3. Bảo vệ máy chủ DNS


Một cách hiệu quả nữa để phòng chống DDoS là đặt các máy chủ DNS ở các trung tâm dữ liệu khác nhau. Hoặc muốn tốt hơn nữa, hãy chuyển DNS sang nền tảng cloud.


4. Phân tán cơ sở hạ tầng


Phân tán các server về mặt địa lý thì sẽ phần nào giúp cho các server không bị ảnh hưởng cùng 1 lúc bởi tấn công DDoS. Tất nhiên các trung tâm này phải có hệ thống load balancing tốt nhằm phân tán được các lưu lượng giữa chúng. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu các trung tâm này nằm ở nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.


5. Sử dụng WAF và CDN


WAF là một dạng tường lửa cho ứng dựng web. WAF có thế phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS bằng cách theo dõi lưu lượng bất thường và ngăn chặn chúng.


CDN là mạng lưới phân phối nội dung. Nó có thể cân bằng lưu lượng trên website bằng cách phân bố chúng trên các máy chủ khác nhau trên toàn cầu. 


Các cuộc tấn công DDoS Server chắn chắn sẽ gây không ít những phiền toái. Nhưng nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn có thể ngăn chặn hoặc ứng phó nó một cách dễ dàng. Trên đây là những kiến thức giải thích cho khái niệm DDos Server là gì và 5 cách phòng chống DDoS Server hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!


>>>>>Quan tâm:



Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky