Với sự phát triển và tiến bộ của nền công nghệ mới, hybrid working ra đời và dẫn đầu xu thế trong tương lai. Đây là mô hình làm việc cải tiến hiện đại, xuất hiện trong thời gian gần đây và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng khi tổ chức doanh nghiệp.
Vậy cụ thể hybrid working là gì và có điểm gì đặc biệt khiến nhiều người yêu thích nó đến vậy? Hãy cùng Mắt Bão khám phá mô hình dẫn đầu xu hướng làm việc trong thời đại công nghệ mới thông qua những chia sẻ sau đây nhé!
Bài viết liên quan:
Hybrid working là gì?
1. Hybrid working là gì?
Đầu tiên, để hiểu được hybrid working là gì, chúng ta cần hiểu được bối cảnh ra đời của nó. Kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự lựa chọn và phát triển mới về phong cách làm việc. Và sau khoảng thời gian dài áp dụng remote (hay work from home) cùng với nguy cơ kiệt sức (burnout), các nhân viên doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang mô hình hybrid working.
Hybrid working chính là xu hướng làm việc sẽ phát triển trong tương lai
Hybrid working là mô hình làm việc được ưa chuộng nhất nhì hiện nay, với quyền được lựa chọn địa điểm làm việc linh hoạt theo cảm hứng, tâm trạng, và sức khỏe bản thân. Một số doanh nghiệp cho phép nhân viên vừa làm việc tại nhà, vừa làm việc tại văn phòng trong một số ngày nhất định trong tuần. Điều này giúp nhân viên có thể linh hoạt hơn để lựa chọn không gian và thời gian làm việc, giúp tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp.
2. Giá trị của mô hình hybrid working
Theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, gần một nửa số nhân viên (47%) có khả năng sẽ tìm công việc mới nếu sếp của họ không áp dụng mô hình hybrid working. Điều gì thu hút họ đến với mô hình công việc này? Hãy xem xét một số giá trị mà nó mang lại.
2.1. Làm việc khi nào bạn năng suất nhất
Trong mô hình làm việc kết hợp, nhân viên có thể linh hoạt hơn để hoàn thành công việc khi họ có năng suất cao nhất. Với khối lượng công việc đặt ra tương đương, nhưng năng suất làm việc sẽ hiệu quả hơn, khi nhân viên có thể được lựa chọn không gian và thời gian làm việc thích hợp.
hybrid working là gì? – Là mô hình mà nhân viên hướng đến, giúp nâng cao năng suất làm việc
2.2. Work-life balance
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tính linh hoạt chính là yếu tố then chốt, thu hút nhân viên làm việc. Họ có thể tìm kiếm sự cân bằng và sắp xếp thời gian biểu dễ dàng hơn. Khi nhân viên có nhiều quyền kiểm soát hơn về lịch trình làm việc, họ có thể dành thời gian để đầu tư vào những công việc khác trong đời sống cá nhân.
2.3. Giảm khả năng tiếp xúc với bệnh tật
Phần lớn nhân viên cho rằng, họ đặt mối quan tâm về sức khỏe và sự an toàn lên hàng đầu, đặc biệt là khoảng thời gian quay trở lại làm việc sau thời kỳ Covid-19. Không gian làm việc càng ít người, sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
Các công ty cũng có thể yêu cầu kiểm tra sức khỏe của nhân viên hoặc giấy chứng nhận đã tiêm phòng trước khi đến nơi làm việc. Hơn những thế, áp dụng mô hình hybrid working còn tạo điều kiện cho nhân viên bị ốm có thể làm việc ở nhà full-time.
2.4. Tiết kiệm chi phí thuê chỗ cho nhân viên
Khi doanh nghiệp đặt ra chiến lược mô hình công việc kết hợp, bạn có thể giảm chi phí bất động sản xuống 30%. Bởi lẽ, càng ít nhân viên làm việc tại văn phòng, diện tích làm việc cũng được cân nhắc lại. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tái đầu tư tiết kiệm chi phí vào các mục đích khác.
2.5. Thuê nhân tài trên toàn cầu
Hybrid working thừa hưởng ưu điểm của cả mô hình làm việc truyền thống và mô hình làm việc từ xa. Do đó, với mô hình này, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nhân lực trên toàn cầu.
Khi lựa chọn mô hình làm việc kết hợp, doanh nghiệp có thể tuyển dụng và thuê nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Có quyền truy cập vào nguồn nhân tài rộng lớn hơn có nghĩa là bạn có thể thuê những người có kỹ năng chuyên môn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh khi gia nhập vào các thị trường mới và đảm bảo năng suất hoạt động hiệu quả.
Hybrid working giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn tài nguyên nhân lực có trên toàn cầu
3. Cách thích nghi với mô hình làm việc mới
Sau khi đã tìm hiểu hybrid working là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời mà mô hình này mang lại, doanh nghiệp cần tìm được cách thích nghi với mô hình này. Điều đầu tiên cần phải làm để xây dựng một mô hình hybrid working phù hợp với doanh nghiệp chính là tìm hiểu về nhu cầu của nhân viên. Thông qua một số những cuộc khảo sát, sau đó phân tích các kết quả thu được doanh nghiệp có thể tạo ra một mô hình phù hợp nhất nhằm thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.
Không phải tất cả doanh nghiệp đều có đủ thời gian để thiết lập những cuộc khảo sát. Vì thế, bên cạnh việc khảo sát nhân viên thì xây dựng và phát triển persona cho nhân viên sẽ là một lựa chọn phù hợp.
Persona được xem là một tập hợp các mẫu giả định nhân vật đại diện cho tính cách của từng nhân viên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt tính cách của từng cá nhân qua đó có thể xây dựng chiến lược quản lý phù hợp.
Mô hình công việc này sẽ là cầu nối giữa môi trường làm việc từ xa và tại chỗ, để các nhân viên có thể kết hợp một cách dễ dàng và tạo nên năng suất làm việc tốt. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho mô hình này.
Hybrid working cân bằng môi trường làm việc, tạo động lực thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên
Hybrid working sẽ làm giảm thời gian tiếp cận giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này sẽ có tác động ít nhiều đến văn hóa doanh nghiệp. Chính vì thế, để thúc đẩy trọn vẹn quá trình làm việc của nhân viên, doanh nghiệp nên có những chủ đích để đầu tư và củng cố văn hóa tại công ty.
- Thông qua việc sắp xếp một số các hoạt động xây dựng và làm việc nhóm, khuyến khích nhân viên gặp gỡ và trao đổi công việc trên các kênh trò chuyện ảo.
- Mặc dù nhân viên có thể không đến công ty làm việc mỗi ngày, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng họ luôn có sự hào hứng khi làm việc tại công ty. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên tạo những trải nghiệm tuyệt vời ở nơi làm việc để tránh gây nên cảm giác không thoải mái cho nhân viên.
- Liên tục cập nhật feedback của nhân viên để đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn nắm bắt được nhu cầu thường xuyên thay đổi của nhân viên. Chỉ có thu thập ý kiến từ nhân viên doanh nghiệp mới có thể kết hợp và phát triển chiến lược để đảm bảo tốt năng suất làm việc đã đặt ra.
Teamwork vẫn rất quan trọng trong mô hình hybrid working, và feedback từ nhân viên cũng thế
Trong giai đoạn hiện nay, hybrid working được coi như một xu hướng làm việc thay thế những cách thức làm việc như truyền thống. Mô hình này mang lại sự linh hoạt trong môi trường làm việc và tạo nên lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên.
Bên cạnh đó, để nhân viên nhanh chóng thích nghi với mô hình làm việc mới này, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các giải pháp về nền tảng hoạt động, liên lạc, trao đổi như Microsoft Teams. Bằng cách đó, hybrid working có thể được triển khai dễ dàng và công việc vẫn tiếp tục, không bị gián đoạn như khi chuyển đổi sang các mô hình khác.
Hy vọng rằng với những chia sẻ từ bài viết trên, Mắt Bão đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích từ vấn đề này cũng như hiểu được giá trị thật sự mà mô hình này mang lại. Nếu doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp về mô hình này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Mắt Bão.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999
TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456
Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html
Post a Comment
Post a Comment