input license here

Hướng dẫn google analytics | ĐỌC HIỂU các chỉ số CƠ BẢN nhất






Google Analytics (GA) là công cụ có giá trị cho trang web của bạn vì nó có thể giúp bạn quan sát và theo dõi mức độ hiệu quả của các chiến dịch trên website của mình. Trong thế giới mà thương mại điện tử thay đổi liên tục, việc hiểu về những lượt truy cập trên site của mình sẽ giúp bạn tập trung ngân sách và thời gian hiệu quả hơn. GA cung cấp cho bạn các báo cáo với những thông tin vô giá về các trang phổ biến và ít phổ biến. Chiến dịch marketing. Những CTA (call-to-action ), và nhiều hơn thế nữa. Vì vậy việc xem các hướng dẫn google analytics luôn đem đến cho bạn muôn vàng điều bổ ích đấy nhé!


Hướng dẫn Google analytics với mục đích đọc các chỉ số


Lấy ví dụ, bạn có thể theo dõi số lượt truy cập dựa trên thời gian và tính toán xem liệu tạo 1 trang web mới. Hay chạy chiến dịch quảng cáo Pay per click (tính phí dựa trên mỗi lần nhấp chuột). Hoặc đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả đâu mới thực sự là việc giúp bạn đạt được nhiều lượt truy cập hơn. Vì thế dù bạn kinh doanh lớn hay nhỏ, GA đều có thể cung cấp cho bạn những số liệu thống kê thực tế về những việc diễn ra trên website.


1. Hướng dẫn google analytics tạo tài khoản GA.


Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký ngay . Sau đó:




  1. Đến trang Admin.

  2. Nhấp vào “Create new account”

  3. Nhập Account name (ở đây bạn điền gì cũng được), tên Website, địa chỉ trang web.

  4. Chọn ngành và múi giờ.


Vào Get Tracking ID, lấy tracking ID đấy thêm vào trang web của bạn.


2. Tổng quan về đối tượng truy cập. (Audience Overview)



Đây là màn hình đầu tiên bạn sẽ thấy khi xem lại trang tổng quan về website của mình. Hướng dẫn google analytics cung cấp cho bạn con số phiên truy cập vào trang web của mình trong 1 khoảng thời gian nhất định (Sessions).


Trang tổng quan cũng chứa dữ liệu về từng người dùng (Users). Số lượt xem trang (Pageviews). Trung bình trang đã xem mỗi phiên truy cập (Pages/Sessions). Trung bình thời gian mỗi phiên truy cập (Avg. Session Duration), và nhiều con số khác.




Một số dữ liệu khác cũng hữu ích không kém mà bạn có thể dùng tham khảo để điều chỉnh website của mình cho phù hợp với người truy cập bao gồm:





  • Interests (sở thích)


    – Người dùng sẽ liệt kê những sở thích của họ với Google, chẳng hạn như âm nhạc, nghệ thuật, ăn uống,.v.v. Nó sẽ cho bạn biết rằng liệu những người truy cập đã đúng đối tượng bạn mong muốn.



  • Geo (vị trí)


    – Nơi mà người truy cập đến cũng rất có giá trị. Đặc biệt nếu bạn là doanh nghiệp địa phương. Hãy nhớ rằng người dùng có thể thay đổi vị trí khi họ truy cập vào trang của bạn. Vì thế đừng quá lo lắng về việc thỉnh thoảng có sự truy cập ngẫu nhiên từ địa điểm bị cô lập.



  • Behavior (hành vi)


    – Dữ liệu này sẽ cho bạn biết đường dẫn mà khách truy cập đã đi từ trang này đến trang khác. Điều này giúp bạn xác định được đâu là trang tốt nhất của mình cũng như xác định các vấn đề tiềm ẩn khác về nội dung.



  • Technology and Mobile (công nghệ và thiết bị di động)


    – Báo cáo này sẽ cho bạn biết các loại thiết bị được người dùng dùng để truy cập vào trang web của bạn. Như là từ desktop, điện thoại, tablet,…Nó cũng cho bạn biết trình duyệt nào được dùng. Dữ liệu này có thể giúp bạn điều chỉnh trang web của mình để phù hợp với các công nghệ.



3. Số lượt truy cập trang (Pageviews)


1 trong những phép đo đơn giản nhưng giá trị nhất mà GA cung cấp là Pageviews. Nó là số lần 1 trang cụ thể được tải. Tuy nhiên, 1 lượt tải trang không nhất thiết đại diện cho 1 người dùng riêng biệt. Cùng 1 người có thể truy cập trang đó 2 hoặc thậm chí nhiều lần trong 1 phiên ở khoảng thời gian nhất định.



Người dùng cũng có thể lựa chọn tải lại trang vì nhiều lý do khác nhau, và việc đó cũng tính là 1 lượt truy cập trang. GA nhận thức được điều này và cung cấp thống kê về Unique Pageviews (số lượt truy cập trang độc lập), thứ giúp chúng ta biết được có bao nhiêu người dùng khác nhau đã truy cập vào 1 trang cụ thể. Để xem Pageviews bạn truy cập vào Behavior -> Site Content -> All Pages.



Hãy luôn quan sát và lưu ý đến những trang có tỷ lệ thoát cao (% Exit) trong website của mình. Những trang đó là nơi nhiều khả năng mà người dùng sẽ thoát khỏi website của bạn. Nếu cùng 1 trang cứ tiếp tục xuất hiện, thì có thể nội dung hoặc chức năng của trang có vấn đề. Exit-intent popup (cửa sổ chỉ hiện lên khi người dùng rời khỏi site của bạn)  có thể giúp bạn chuyển đổi người dùng rời đi thành những lượt đăng ký nhận tin Email.


4.Hướng dẫn google analytics vào nguồn tiếp cận. (Acquisition)


Đây là số liệu mà theo đó sẽ cho bạn biết nơi người dùng tìm thấy site của bạn. Về cơ bản nó sẽ chia ra làm 4 loại:




  • Organic Search (Tìm kiếm hữu cơ) – Nếu trang của bạn có chủ đề về kỳ lân và khi ai đó tìm kiếm từ khóa “kỳ lân” hoặc những thuật ngữ liên quan ở công cụ tìm kiếm, nó sẽ rơi vào Organic Search.

  • Referral (Giới thiệu) – Nếu bạn có 1 đường dẫn về trang web của mình từ 1 web khác và khi ai đó click vào đường dẫn để đến trang web của bạn, nó sẽ rơi vào Referral.

  • Social (Mạng xã hội) – Người biết đến trang web của bạn thông qua các trang như Facebook, Twitter, Youtube, hoặc đại loại là các mạng xã hội khác sẽ rơi vào trường hợp này.

  • Direct (Trực tiếp) – Nếu người dùng trực tiếp gõ tên trang web của bạn vào thanh địa chỉ trên trình duyệt, nó sẽ rời vào nguồn tiếp tiếp cận trực tiếp. Nó cũng hoạt động khi ai đó đã bookmarked trang của bạn hoặc tìm thấy 1 lối tắt khác để truy cập.


Thông tin về nguồn truy cập có thể xem ở Acquisition -> Overview


5. Khách truy cập và hành vi của họ. (Visitors and Their Behavior)


Khi đã biết nơi người dùng truy cập và họ sẽ đi đâu. Thì điều quan trọng tiếp theo là bạn phải biết họ làm gì trên trang của mình. Mỗi lượt truy cập như 1 phiên trình duyệt. Nó kết thúc khi trình duyệt đóng lại, khách truy cập điều hướng khỏi trang web của bạn, hoặc thậm chí họ không hoạt động hơn 30 phút.



Báo cáo GA của bạn có thể hiển thị số lượt viếng thăm khác với số lượt viếng thăm của báo cáo Google Adwords. Lấy ví dụ, người dùng có thể nhấp vào pay per click ads (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) nhiều lần trong 1 lượt viếng thăm trang web của bạn chỉ đề so sánh giá. Điều này sẽ giải thích lý do vì sao có nhiều lượt nhấp vào ngay cả khi chỉ có duy nhất 1 lượt truy cập.


6. Hướng dẫn google analytics luồng truy cập của người dùng. (User Flow)


Dữ liệu này cho bạn biết người dùng sẽ làm gì trên trang của bạn. Nó cho bạn biết cách người dùng truy cập vào và thông qua trang của mình. Cài đặt mặc định chuẩn cho phần dữ liệu này của GA là Quốc gia người truy cập -> Trang bắt đầu khi truy cập -> tương tác đầu tiên. Bạn có thể thay đổi thông tin hiển thị 1 cách dễ dàng.



Bạn có thể chọn hiển thị 1 số chi tiết cho người dùng của mình chẳng hạn như trình duyệt họ dùng. Thành phố họ ở (hữu dụng cho những doanh nghiệp địa phương). Đến từ chiến dịch nào (nếu bạn đang chạy và đã liên kết 1 chiến dịch Google AdWords), từ khóa nào đem họ đến, và thậm chí là 1 yếu tố bất kì nào đó. Trang họ bắt đầu và tương tác đầu tiên không cho phép thay đổi trong báo cáo này.


Bạn có thể xem Users Flow ở Audience -> Users Flow.


7. Tỷ lệ thoát. (Bounce Rate)


Nói ngắn gọn, tỉ lệ thoát là phần trăm số khách truy cập trang của bạn. Nhận ra nó không phù hợp với họ và rời đi ngay lập tức (trong vài giây). Cách tốt nhất để cải thiện tỷ lệ thoát là xác định rõ từ khóa để người dùng truy cập vào website của bạn. Vào Acquisition -> All Traffic -> Treemaps sau đó click vào “Organic Search” trong biểu đồ bên dưới hoặc bất kỳ số liệu nào bạn cho là gây ra sự cố.


Bạn sẽ thấy top những từ khóa, những phiên truy cập, phiên truy cập mới và tỷ lệ thoát. Tỷ lệ thoát càng cao thì những từ khóa và/hoặc nội dung liên quan đến nó càng cần được đánh giá lại.


Tỷ lệ thoát cao cũng là dấu hiệu của 1 số điều sau:




  • Nội dung của bạn không hấp dẫn người đọc.

  • Nội dung của bạn không liên quan đến từ khóa hoặc nguồn tiếp cận sai.

  • Trang của bạn đang bị tấn công bởi 1 số hình thức như spam comment, hoặc bị hack,…Trang của bạn cũng có thể bị nhiễm 1 dạng phần mềm độc hại ngăn người dùng truy cập.


8. Tốc độ trang web. (Site Speed)


Bạn có biết rằng việc tải trang chậm hoặc thậm chí chỉ 1 trang tải chậm thôi thì cũng gây bất lợi cho việc xếp hạng công cụ tìm kiếm của bạn? Đó là lý do tại sao Google có những công cụ đo tốc độ trang web ngay trong bảng điều khiển. Công cụ này sẽ cho bạn biết người dùng có thể xem và tương tác với 1 trang và nội dung nhanh đến mức nào. Điều này cho phép bạn xác định các trang cần cải tiến và sau đó theo dõi xem các cải tiến đang hoạt động thế nào.



Công cụ này cho bạn biết 3 thông tin quan trọng:



  1. Page Load Time (Thời gian tải trang) – Cũng như tên, nó sẽ cho bạn biết cần bao nhiêu giây để tải 1 trang từ nhiều trình duyệt, quốc gia, thiết bị,.. khác nhau

  2. Execution Speed (Tốc độ thực thi) – Đây là thời gian tải của bất kỳ sự kiện để tương tác, truy cập hoặc bất kỳ khách truy cập riêng lẻ nào mà bạn muốn theo dõi. Trong đó bao gồm những mục như là hình ảnh tải nhanh đến mức nào, mất bao lâu để được phản hồi khi nhấp vào 1 nút, v.v. Báo cáo này có sẵn trong phần User Timings.

  3. Browser Parsing (Phân tích trình duyệt) – dữ liệu này cho bạn biết trình duyệt phân tích những cú pháp và tài liệu trên web của bạn nhanh đến mức nào và khi nào thì sẵn sàng để tương tác với người dùng. Nó có sẵn trên báo cáo Page Timings ở bảng DOM Timings.


9. Hướng dẫn google analytics trong việc tạo mục tiêu vào GA.


1 tính năng tuyệt vời nữa của GA là cho phép người dùng thiết lập mục tiêu tùy chỉnh. Ví dụ, nếu bạn muốn biết nếu 1 người truy cập vào trang liên lạc của bạn có thực sự dùng những tùy chọn của bạn đưa ra hay không, bạn có thể sử dụng tính năng này.




Để sử dụng GA, hãy làm những bước sau:



  1. Vào Conversions -> Goals -> Overview.

  2. Nhấp vào “Set up goals”

  3. Nhấp vào “New goal”


Ở bước này, bạn có nhiều mục tiêu để lựa chọn, hãy lựa chọn mục tiêu phù hợp với mình.



Khi hoàn thành, mục tiêu sẽ hiển thị trên bảng báo cáo của bạn. Những loại mục tiêu bạn có thể cài đặt bao gồm email hoặc đăng ký bản tin. Hoàn thành biểu mẫu liên hệ. Follow các trang mạng xã hội của bạn, xem video, download sản phẩm hoặc tài liệu. Thậm chí là nhấp vào Chat. Việc theo dõi các mục tiêu là quan trọng do thực tế mỗi trang thường có CTA (call-to-action) riêng và biết được người dùng kích hoạt hành động ở trang nào nhiều nhất là chìa khóa để cải thiện trong tương lai.


Hi vọng những hướng dẫn google analytics này sẽ có ích cho bạn. Giúp bạn tận dụng tối đa chức năng của GA. Dĩ nhiên, Google luôn đổi mới, thêm tính năng, cải tiến các chức năng. Vì thế hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật các thay đổi liên tục của GA nhé.


Các tìm kiếm liên quan:




  • google tag manager

  • how to use google analytics

  • how to set up google analytics

  • google marketing platform

  • where to put google analytics code

  • google analytics là gì

  • google analytics help

  • google analytics create new property



Thông tin liên quan:







.
Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky