Có vẻ anh em đã đọc khá nhiều những bài viết nói về việc Windows 11 đã thay đổi giao diện thế nào, hiệu ứng mượt mà ra sao. Nên hôm nay đổi gió chút, mình sẽ nói về việc Windows 11 đã thay đổi thế nào về cách cài đặt phần mềm với Windows Package Manager.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}
Cách cài đặt phần mềm ngày xưa
Trước đây, mỗi khi muốn cài đặt một phần mềm nào đó trên windows các bạn thường:
- Bật trình duyệt tìm kiếm phần mềm và cài đặt vào máy.
- Mở folder chứa file setup đã tải về trước đó rồi cài đặt vào máy.
Những cách trên đều tiềm ẩn các nguy cơ như:
- Tải về file setup không phải từ trang chủ của nhà cung cấp phần mềm. Khi cài sẽ được khuyến mại thêm nhiều thứ không cần thiết thậm chí gây hại cho máy tính cũng như thông tin của bạn.
- Lưu file setup trên máy lâu ngày version phần mềm quá cũ, lại mất công cập nhật. Hoặc đơn giản bản cũ không còn tương thích dẫn đến lỗi không mong muốn.
- Hay khi cài phần mềm A nhưng lại khuyến mãi đính kèm phần mềm B, C, D. Đây là cái mà mình hay thấy nhất. Nhiều bạn không để ý thường nhấn Next liên tục khi cài mà không biết. Dẫn đến đôi khi trình duyệt mặc định tự thay đổi? Công cụ tìm kiếm giời ơi nào đó tự nhiên thay cho Google Search? Hay máy tính tự nhiên có phần mềm diệt virus siêu phàm nào đó xuất hiện bảo vệ bạn một cách không mong muốn.
Cách cài đặt phần mềm bằng Windows Terminal.
Thật ra thì từ bản 1809 của Windows 10 bạn đã có thể làm được “chuyện ấy”. Có điều bạn sẽ phải cài đặt thêm App Installer. Còn từ Windows 11 đã tích hợp sẵn App Installer và Windows Terminal.
Link cài đặt App Installer: App Installer
Link cài đặt Windows Terminal – Nếu bạn dùng windows 10: Windows Terminal
Sau đó các bạn có thể sử dụng winget tool trên Command Prompt(CMD), Windows PowerShell hoặc đơn giản là bật Windows Terminal để tiến hành cài đặt app.
Hướng dẫn đầy đủ các lệnh winget tool các bạn có thể tìm hiểu ở đây: Winget Tool
Microsoft cung cấp một hệ thống quản lý các gói cài đặt phần mềm có tên là Microsoft Community Repository với khoảng 1400 packages khi giới thiệu hồi tháng 5. Giờ chắc đã tăng lên khá nhiều rồi. Hầu hết các ứng dụng mình thường dùng đều đã có trên đây. Và chắc sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới.
Một số lệnh cơ bản để cài đặt và gỡ bỏ phần mềm.
Dưới đây là một số lệnh dùng để tìm kiếm, cài đặt, gỡ bỏ và cập nhật phần mềm:
Tìm kiếm phần mềm:
Lệnh: winget search [appname]
Các bạn có thể tìm kiếm theo Id, Name, Moniker, Tag của phần mềm đó.
Ví dụ: winget search chrome
Cài đặt phần mềm:
Lệnh: winget install [appname]
Các bạn có thể cài đặt theo Id, Name, Moniker, Tag của phần mềm đó.
Ngoài ra bạn có thể tùy chọn version để cài đặt. Mặc định sẽ cài bản mới nhất.
Ví dụ: winget install 7zip
Gỡ bỏ phần mềm:
Lệnh: winget uninstall [appname]
Các bạn có thể gỡ bỏ theo Id, Name, Moniker, Tag của phần mềm đó.
Ví dụ: winget uninstall 7zip
Các tính năng nâng cao.
Ngoài các lệnh cơ bản trên còn một số lệnh nâng cao cực kỳ hữu ích nữa như:
Lệnh: winget export package.json
File nằm ở: C:\users\youruser\package.json
Hoặc bạn có thể chọn đường dẫn lưu khi chạy lệnh. Tham khảo tài liệu winget tool bên trên.
Lệnh này giúp xuất file package.json để lưu thông tin các ứng dụng bạn đã cài đặt. Sau đó bạn có thể mang file này sang máy khác để cài đặt hàng loạt ứng dụng một cách nhanh chóng. Có thể hiểu là cách triển khai nhanh môi trường phần mềm trên máy mới hoặc hàng loạt máy tính.
Lệnh: winget import C:\user\youruser\package.json
File package.json đã export từ lệnh trên nằm ở: C:\users\youruser\package.json
Hoặc bạn có thể chọn đường dẫn lấy file khi chạy lệnh. Tham khảo tài liệu winget tool bên trên.
Lệnh này giúp cài đặt nhanh hàng loạt ứng dụng thông qua file package.json bạn đã export trước đó. Giúp cài nhanh hàng loạt ứng dụng trên máy mới hoặc hàng loạt máy đỡ tốn thời gian.
Lệnh: winget upgrade –-all
Lệnh này giúp update nhanh tất cả ứng dụng đã cài đặt trước đó.
Ưu điểm.
Dễ tìm kiếm ứng dụng
Cài đặt nhanh hơn nhiều cách truyền thống
Các ứng dụng thường dùng nhất đã có trên Microsoft Community Repository như: Chrome, 7zip, Skype, Teams, Zalo, Visual Studio, Visual Studio Code, Android Studio, Docker Desktop, Eclipse…
Nhược điểm.
Sử dụng lệnh nên còn khó khăn cho nhiều người dùng thông thường
Một số phần mềm lớn như các phần mềm Adobe chưa có. Hi vọng sớm có trong thời gian tới
Nhiều phần mềm trên windows yêu cầu config khi cài đặt nên đôi khi vẫn hiển thị cửa sổ cài đặt làm thiếu sự đồng nhất và vất vả khi import hàng loạt. Cái này cần nhờ bên nhà phát triển cải thiện quá trình cài đặt ứng dụng thôi chứ Microsoft cũng bó tay.
Post a Comment
Post a Comment