input license here

Category Và Tag Cái Nào Tốt Nhất Cho SEO Trong WordPress


Một trong những chủ đề được bàn tới nhiều nhất mà chúng tôi thấy khi tham gia vào WordCamps và các sự kiện khác là cái nào tốt hơn cho SEO: category và tag ? Điều gì là sự khác biệt giữa category và tag? Đâu là con số tối ưu cho các WordPress category? Bao nhiêu là quá nhiều? Liệu nó có ổn để chỉ định một bài đăng nào đó trong rất nhiều các category? Có một giới hạn của các tag nào mà chúng ta có thể lập đến mỗi bài đăng không? Các tag có hoạt động như các từ khóa meta? Có bất kỳ lợi thế về SEO nào trong việc chọn sử dụng các category thay vì tag hoặc ngược lại hay không? Chúng tôi đã thấy khá nhiều các bình luận về chủ đề này trong web, nhưng chúng tôi thấy rằng họ không nhất quán và chưa hoàn thiện. Nếu bạn có bao giờ có những câu hỏi như vậy, thì hy vọng là chúng sẽ được trả lời một khi bạn đã đọc xong bài viết này, làm thế nào để phân loại nội dung của bạn.


Trước khi chúng ta bàn luận bất cứ câu hỏi nào được liệt kê ở trên, chúng ta cần phải hiểu các category và tag là gì. Trong thuật ngữ của WordPress, cả hai category và tag  được biết dến như các phân loại. Mục đích duy nhất của chúng là phân loại nội dung của bạn để cải thiện khả năng sử dụng của trang web. Có nghĩa là khi một người dùng đi đến trang của bạn, họ có thể dễ dàng duyệt qua nội dung của bạn bởi các chủ đề hơn là duyệt theo thứ tự thời gian mà là cách mà các blogs được thiết lập ban đầu.


Đâu là khác biệt giữa category và tag?


sortingyourcontent


category là các nhóm bảng cho các bài đăng của bạn. Hãy nghĩ đến catogories như các chủ đề chung hay các bảng nội dung cho trang của bạn. category được biết đến để giúp nhận định blog của bạn là về vấn đề gì. Nó hỗ trợ cho người đọc tìm thấy nội dung chính xác họ đang tìm ở trang của bạn. category được xếp theo thứ bậc nên bạn có thể thêm các category phụ.


tag là để miêu tả các chi tiết cụ thể cho bài đăng của bạn. Nghĩ đến nó như các từ ngữ chỉ định cho trang của bạn. Chúng là các dữ liệu vi mô mà bạn có thể sử dụng để phân loại vi mô các bài đăng của mình. tag không sắp xếp theo thứ bậc nào đó.


Ví dụ bạn có một blog cá nhân nơi mà bạn viết về cuộc sống của mình. category của bạn có thể là đồ ăn, âm nhạc, các cuộc trò chuyên, du lịch, sách. Giờ nếu bạn viết về thứ gì đó mà bạn đã ăn, bạn thêm nó vào category Đồ ăn, bạn có thể thêm tag như pizza, pasta, steak, v.v…


Một trong những khác biệt lớn nhất giữa category và tag là bạn phải phân loại các bài đăng của mình. Còn bạn không được yêu cầu phải thêm bất cứ tag nào. Nếu bạn không phân loại bài đăng của mình thì nó sẽ được xếp vào category “uncategorized” không được phân loại. Người dùng thường đặt tên lại cho category “uncategorized” là “Khác” hoặc “Ramblings”…


Một khác biệt nữa là cách mà permalink của category và tag (urls) nhìn. Nếu bạn đang sử dụng một cấu trúc permalink tuỳ chỉnh (URL), thì các tiền tố cơ sở của bạn nhìn sẽ khác:



  • Http://trang-của-bạn.com/category/đồ-ăn/


Với



  • Http://trang-của-bạn.com/tag/đồ-ăn/


Đâu là con số tối ưu cho các WordPress category?


Từ WordPress 2.5 trở về trước, không hề có hỗ trợ built-in cho tag. Điều này dẫn đến danh sách các category thường rất dài do mọi người dùng nó để định nghĩa các chi tiết vi mô. tag được thêm vào để cải thiện khả năng sử dụng cho trang web của bạn. Vì vậy, chúng tôi tin rằng không có con số tối ưu nào cho lượng các WordPress category cho bạn. Con số tối ưu là khác nhau dựa vào độ phức tạp của trang. Nhưng để phục vụ cho khả năng sử dụng và cấu trúc của trang, bạn nên sử dụng thêm các sub category và tag.



 


Các category là để bao quanh một nhóm các bài đăng của bạn. Nó luôn là tốt nhất để bắt đầu với các category chung, sau đó đi xuống đến các subcategory khi trang của bạn phát triển. Sau khi điều hành nhiều blog khác nhau, chúng tôi nhận ra rằng các blogs có phát triển. Không đời nào bạn có thể nghĩ ra tất cả các category chính xác. Có khả năng là khi bắt đầu, bạn sẽ viết một blog một ngày. Có thể là 3-5 bài một ngày. Việc đó sẽ là vô ích nếu bạn tạo ra 30 category, đặc biết là nếu vài trong số chúng chỉ có 1 hoặc 2 bài đăng trong đó. Bạn sẽ tốt hơn là có 5 category nơi mà luôn có các bài đăng mới hơn là 30 category mà phần lớn trong số chúng không được cập nhật.


Hãy cùng xem đến một ví dụ. Chúng tôi bắt đầu một blog truyền thông xã hội vào năm 2012. Chúng tôi muốn chia sẻ các hướng dẫn làm-thế-nào, tin tức, công cụ, case studies,… chúng tôi tạo ra các category như Facebook, Twitter, Google+, LinkedIn,… Các category phụ cho mỗi cái có các công cụ, tin tức, case studies,… Tuy nhiên, đó chỉ là các dự định ngắn hạn, và chúng tôi sẽ gặp phải các vấn đề trong tương lai. Sẽ ra sao nếu một trong các mạng xã hội chết và cái mới sẽ vào cuộc? Bạn sẽ được yêu cầu thêm vào category đầu bảng và các category phụ khác.


Một cách tốt hơn nhiều để tạo nên cấu trúc cho blog các mạng xã hội này đó là có các top category được chắc chắn về tương lai. Bạn có thể để các category của mình là Công cụ, Tin tức, How to, Case Study,.. nhưng đôi khi đọc giả sẽ không biết chính xác nó là về cái gì. Các category không có nhiệm vụ phải làm hết tất cả mọi việc. Đó là khi tag có tác dụng. Ví dụ bạn viết một bài đăng vè Twitter, đơn giản hãy add một tag Twitter. Trong thiết kế của bạn hãy thêm một phần gọi là Các chủ đề phổ biến, và hãy điều khiển phần đó với link đến các tag phổ biến như Facebook, Twitter, Google+,…


Khi nào thì nên thêm các category phụ


Ví dụ như bạn có một category là Case study nơi mà bạn thi thoảng phỏng vấn các chuyên gia về vài case study cụ thể nào đó. Bởi vì không có category nào là “interview expert” nên bạn sẽ phải thêm một tag trong bài đăng của mình. Nếu bạn thấy nhiều có rất nhiều buổi phỏng vấn về case study và tag “interview expert” của bạn có hơn 10 bài trong đó và đang tiếp tục gia tăng thì hãy cân nhắc việc thêm tag đó như một category phụ cho category chính Case study của bạn.


Đúng, bạn sẽ phải trở lại để sửa các bài đăng trước. Nếu cấu trúc của URL là /category/postname/ thì bạn phải chắc chắn rằng bạn đang sử dụng Redirection plugin. Nó sẽ tự động chuyển hướng các bài đăng đổi thay đổi của bạn đến URL mới của chúng, Như vậy bạn có thể giữ tất cả các thứ hạng tìm kiếm, như vậy bạn có thể giữ tất cả các thứ hạng tìm kiếm của mình.


Bạn có phải sử dụng các category phụ hay không?


Không tất nhiên là không. Bạn luôn có thể để các tag phổ biến như là tag. Trong ví dụ của chúng tôi ở trên, gần như tất cả các bài đăng sẽ có một tag trong một mạng xã hội cụ thể nào đó như Twitter, Facebook,… Nhưng chúng tôi không tạo ra những cái đó như là các category. Lý do duy nhất mà bạn nên thêm các category phụ là để làm nó đơn giản cho người dùng của mình tìm thấy nội dung họ cần. Bạn được ủng hộ nhiều hơn khi đơn giản thêm tag Expert Interview vào trang của bạn ở đâu đó.


Nhớ rằng mục đích chung của các category và tag là để làm nó đơn giản hơn cho người dùng để duyệt trang của bạn.


Có ổn không khi chỉ định một bài đăng đến nhiều category khác nhau?


Bạn có thể đọc trên các trang khác rằng việc chỉ định các bài đăng đến các category khác nhau có thể có hại cho SEO. một vài người nói rằng bạn có thể bị phạt với các nội dung trùng lặp bởi vì làm vậy. Chúng tôi tin rằng khẳng định đó không hoàn toàn đúng. Đầu tiên, đừng quá quan tâm tới SEO. nhớ rằng mục đích của việc phân loại nội dung của bạn ra một cách hiệu quả là để giúp người dùng tìm ra nó. Bởi bản chất của việc các top category nên được thiết lập như thế nào, bạn không thể phân chia một bài đăng ra làm các category hàng đầu khác nhau được. Ví dụ, nếu blog của bạn có 3 category “Avertising, Marketing và SEO”. các bài đăng của bạn thường có xu hướng rơi vào các category khác nhau. Có thể bạn cần một cái ô chung cho cả ba category đó? Có thể chúng nên tất cả vào cùng một category Business? Hoặc bạn có thể có một category gọi là Advertising&Marketing. Sau đó có SEO như một category phụ cho những cái đó.


Không có lợi ích nào về SEO khi thêm vào các category khác nhau. Nếu bạn nghĩ nó giúp các người dùng của bạn, thì bạn được chào đón khi thêm một bài đăng vào nhiều các category khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thấy điều này trở thành một vấn đề, thì bạn nên cân nhắc việc tái cấu trúc lại các category của mình. Có thể một vaì trong số chúng cần phải là các tag. Hoặc có thể họ nên là các category phụ của một category chính nào đó. Nó chủ yếu là về việc tạo nên trải nghiệm người dùng tốt hơn.


Nếu bạn quan tâm đến việc bị phạt bởi trùng lặp nội dung, thì đơn giản tích vào ô (noindex, follow) phân loại category của mình sử dụng WordPress SEO by Yoast plugin.


yoastnoindexcategorytaxonomy


Nếu bạn chỉ muốn (noindex, follow) các category cụ thể, thì bạn có thể làm vậy bằng việc chỉnh sửa các category. Yoast plugin có cài đặt để ghi đè lên tất cả các cài đặt


Cơ bản khi bạn (noindex, follow) cụ thể nào đó, nó sẽ cho Google biết và các bots tìm kiếm khác đi theo tất cả các links bài đăng trong những category, vì vậy tất cả các bài đăng đều được index. Tuy nhiên đừng index các archives category chính để ngăn chặn việc nội dung bị trùng lặp.


Câu trả lời ngắn: WordPress cho phép bạn thêm một bài đăng vào các category khác nhau nếu bạn thích. Nó hoàn toàn khả thi để chỉ định một bài đăng tới các category khác nhau miễn là bạn nghĩ là nó sẽ giúp được độc giả của mình. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ category như các bảng nội dung cho blog của mình nơi mà các bài đăng là các chương, thì bạn có thể có một chương trong hai phần riêng biệt? Câu trả lời cho câu hỏi đó là không.


Có một giới hạn cho các tag chúng ta chỉ định tới mỗi bài đăng hay không?


Câu trả lời ngắn gọn là không. WordPress không có giới hạn về số lượng các tag mà bạn có thể chỉ định tới bài đăng cụ thể nào đó. Bạn có thể thêm hơn 100 tag nếu bạn thích. Tuy nhiên, mục đích của tag là để liên kết đến các bài đăng của bạn với nhau. Một lần nữa, hãy nghĩ các tag như là các chỉ mục trong sách của bạn. Đó là những từ khóa phổ biến mà bạn có thể sử dụng để liên kết các bài đăng của mình. Điều này sẽ làm cho người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm các bài đăng của bạn đặc biệt khi họ sử dụng tìm kiếm của WordPress. Nó cũng hữu dụng khi bạn sử dung tag archive cho người dùng. Chúng tôi nói thêm vào không quá 10 tag cho bài đăng của bạn trừ khi bạn có thể có lý do chính đáng để có hơn 10. Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một blog review cho phim, bạn có thể thêm các tag khác nhau: các tên diễn viên (điều này cũng có thể đã vượt quá 10). Nhưng có khả năng là bạn có thể review các bộ phim khác nhau mà có Adam Sandler trong đó. Nhưng cho các viễn cảnh đơn giản hơn, bạn nên thực sự giới hạn lại số lượng tag mà bạn sử dụng. Nếu khác, bạn có thể thấy mình có hơn 1000 tag với chỉ 300 bài đăng trên trang của mình.


Liệu các tag có hoạt động như các từ khóa meta?


Thông thường, mọi người nhầm lẫn các tag với các từ khóa meta cho các blogs của bạn. Đây là lý do chính tại sao họ cố để thêm càng nhiều tag càng tốt. Các tag không phải là các từ khóa meta cho blog của bạn. Ít nhất thì không phải bằng mặc định. Các plugins phổ biến như WordPress SEO by Yoast cho phép bạn sử dụng các giá trị tag của mình trong các template từ khóa meta. Nhưng nếu bạn không có các plugins đó được thiết lập để làm vậy, thì các tag của bạn không hoạt động như các từ khóa meta.


category vs tag: cái nào tốt hơn cho SEO


Câu hỏi được hỏi nhiều nhất mà chúng tôi thấy trong chủ đề này là: có bất cứ lợi thế về SEO nào của việc sử dụng category thay vì tag hay không hoặc ngược lại? Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là không. Bạn không nên nhìn vào chúng như các category hay các phân loại. Chúng được tạo ra để làm việc với nhau. Nếu bạn đã đọc bài đăng này, thì bạn nên có thể hiểu được các mục đích cá nhận của các category và tag cũng như mục đích kết hợp của chúng cho khả năng sử dụng trang web của bạn.


Kết luận


Trang của bạn là về các người dùng, không phải các bots tìm kiếm. Mục tiêu của mỗi công cụ tìm kiếm là để nghĩ theo cách mà người dùng nghĩ khi định giá trị nội dung của bạn. Nếu bạn tạo nên các quyết định của mình dựa trên khả năng sử dụng, bạn sẽ gần như luôn thấy bản thân mình gặt hái được các lợi ích về SEO. category và tag là hai phân loại mặc định mà đi cùng với WordPress. Phần lớn các trang nâng cao sử dụng các phân loại tùy chỉnh cho để phân loại nội dung của họ cùng với các category và tag. Nghĩ đến blog của bạn như một quyển sách có thể phát triển. Chọn Table of Content (category) một cách chín chắn. Nếu bạn thấy một tag cụ thể đang trở nên phổ biến, thì hãy cân nhắc việc thêm nó như một category phụ. Tuy nhiên, nếu bạn phải thêm tag như category phụ của các category hàng đầu khác nhau, thì hãy để nó như một tag. Mục đích luôn là làm trang của bạn càng thân thiện với người dùng càng tốt.


Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp xóa bỏ bất cứ và tất cả các sự nhầm lẫn cho chủ đề về category và tag. Chúng tôi muốn nghe suy nghĩ của bạn về chủ đề này. Làm thế nào để phân loại nội dung của bạn? Đâu là hướng tốt nhất mà bạn nên đi theo?


Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky