input license here

Content Marketer là ai? Những điều cần biết để vào nghề

Ngày nay, các nhà kinh doanh có xu hướng sử dụng content marketing để tăng nhận thức và quảng bá thương hiệu của họ đến khách hàng. Vậy content marketing là gì? Ai sẽ là người thực hiện công việc này? Content marketer là ai? Content marketer cần những kỹ năng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này để giải đáp những thắc mắc cùng SEOVietNam nhé!

Content Marketing là gì?

Content Marketing là một mảng trong lĩnh vực Marketing. Hiểu một cách đơn giản đây là quy trình tạo ra nội dung nhằm tiếp thị và phân phối nó đến đúng khách hàng mục tiêu. Quy trình tiếp thị để tạo ra, và phân phối nội dung mà khách hàng đang tìm kiếm. Với mục đích định vị thương hiệu, thúc đẩy hành vi và tạo giá trị chuyển đổi.

Content Marketing là tạo hoặc quản lý nội dung không phải sản phẩm – có thể là thông tin, giáo dục, giải trí, v.v. Tập trung vào chủ đề xung quanh các cách giải quyết vấn đề, và khiến khách hàng tiếp nhận thông tin cảm thấy tự nhiên và kéo họ đến gần hơn với việc tìm hiểu thêm về thương hiệu. 

Content Marketing là gì?

Khái niệm content marketing

Content Marketer là ai?

Content marketer còn được biết với tên gọi là người tiếp thị nội dung. Công việc của content marketer là sẽ hiện thực hóa vai trò của content marketing. 

Content marketer tạo ra những nội dung có giá trị, ý nghĩa và được sắp xếp logic, khoa học. Sau khi sáng tạo được một nội dung hoàn chỉnh, content marketer sẽ tiến hành tiếp thị và truyền tải thông điệp trên đến các kênh truyền thông. Để phân phối nội dung mà khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm. Với mục tiêu định vị, tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng và gia tăng giá trị chuyển đổi.

Content Marketer làm gì?

Công việc của một content marketer không chỉ là đăng bài trên các kênh phân phối với một tiêu đề hào nhoáng thu hút sự chú ý. Mà còn chịu trách nhiệm về lịch biên tập nội dung (editorial calendar) với đa dạng hình thức truyền thông khác nhau bao gồm: nghiên cứu, tweet, blog, video, infographics, email, thư, hội thảo trực tuyến, thuyết trình,…

Ngoài ra, content marketer phải xác định phương hướng cho nội dung tiếp thị của họ, để phù hợp với các khách hàng khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong lộ trình mua hàng. Content marketer còn phải làm việc với các nhóm không trả phí và trả phí để đảm bảo nội dung của họ được tìm thấy bởi những người phù hợp.

Nghề content marketing này đòi hỏi kiến ​​thức chuyên sâu về nghiên cứu hành vi của khách hàng. Như là: Họ quan tâm đến điều gì? Họ tìm kiếm nội dung bằng cách nào? Điều gì khiến họ nhấp để mở một bài viết? Và quan trọng nhất, liệu họ có tìm thấy giá trị trong những gì content marketer viết không?

Sau khi tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên và viết nội dung, các content marketer cần phải đo lường mức độ hiệu quả của nội dung để lập kế hoạch tái sử dụng và cải thiện. Điều này có nghĩa là content marketer cần theo dõi và phân tích các số liệu như: số lần nhấp, số trang không truy cập, lượt chia sẻ trên mạng xã hội, dữ liệu về khách hàng tiềm năng và số liệu bán hàng sau mỗi lần tương tác.

Và cuối cùng, giống như các nhà tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer), ROI là điều số một mà content marketer tìm kiếm. Nội dung có đang thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tạo được giá chuyển đổi không? Nếu câu trả lời là "có" thì có nghĩa là content marketer đã xác định đúng phương hướng. Họ đang nhận được nhấp chuột từ những người phù hợp, hơn thế nữa, là chứng minh các nội dung có ý tưởng tương tự có thể thu hút và thúc đẩy khách hàng tiềm năng tiến tới chuyển đổi, gia tăng doanh số.

Content marketer làm gì?

Công việc của content marketer

Content Marketer có vai trò gì? 

Content marketer là một người có niềm đam mê sâu sắc trong việc "kể câu chuyện" của thương hiệu để truyền đạt đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp trên nhiều phương tiện truyền thông và đa dạng hình thức nội dung.

Vai trò của nhà tiếp thị nội dung đòi hỏi một người có khả năng làm việc và phát triển, trong môi trường năng động và có nhịp độ thay đổi nhanh chóng. Nghề content marketing có sự sáng tạo cao, và kết hợp với niềm đam mê thúc đẩy sự thay đổi của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ.

Thậm chí, một content marketer cần nắm bắt nhanh chóng xu hướng và ứng dụng tốt kỹ thuật SEO, phát triển website và tiếp cận truyền thông xã hội là điều rất căn bản. Vì thế, ngoài khả năng sáng tạo đỉnh cao content marketer chuyên nghiệp cần có kỹ năng quản lý dự án và sự quan sát nhạy bén.

Content Marketer có nhiệm vụ gì?

Tùy vào lĩnh vực và quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà nhiệm vụ của content marketer sẽ thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, chung quy thì nhiệm vụ của họ bao gồm:

  • Thiết lập ý tưởng và sáng tạo nội dung hữu ích cho khách hàng để cung cấp nội dung khách hàng đang tìm kiếm.
  • Phát triển chiến dịch thúc đẩy lưu lượng truy cập, cải thiện mức độ tương tác của khách hàng, khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng. 
  • Xây dựng những nội dung có thương hiệu và nhất quán về phong cách, giọng điệu và chất lượng. 
  • Theo dõi, đo lường mức độ tham gia tương tác và phân tích dữ liệu để lên kế hoạch chiến lược tiếp thị hỗ trợ và mở rộng các sáng kiến ​​tiếp thị. 
  • Cân bằng giữa ngân sách và mục tiêu truyền thông.

Những trách nhiệm mà Content Marketer phải gánh vác?

Tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi sự tồn tại của tiếp thị nội dung, sự thành công hay thất bại của hoạt động truyền thông trực tuyến của công ty phụ thuộc một mức độ đáng kể vào chất lượng của content marketing. 

Chính vì điều này, content marketer phải gánh vác trách nhiệm để đảm bảo rằng vai trò của content marketing không bị đi lệch hướng.

  • Đặt mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và thiết kế chiến lược tiếp thị nội dung.
  • Thực hiện các sáng kiến tiếp thị để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Hợp tác với nhóm thiết kế để sản xuất nội dung đạt chất lượng cao.
  • Xây dựng lịch biên tập nội dung, và đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn.
  • Chỉnh sửa, rà soát và cải thiện nội dung.
  • Nội dung phải tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và Google Analytics.
  • Phân tích mức độ tham gia tương tác, lưu lượng truy cập web và các số liệu liên quan.
  • Chia sẻ nội dung qua đa dạng kênh và các nền tảng, đảm bảo nội dung hoạt động hiệu quả, chắc chắn tiếp cận được khách hàng mục tiêu.
  • Thường xuyên tương tác, kết nối với khách hàng để nhanh chóng nắm bắt được xu hướng, và sự thay đổi, để sau đó cập nhật và thực hiện các ý tưởng mới giúp tăng chuyển đổi cũng như giữ chân được khách hàng.
  • Đảm bảo chiến dịch đáp ứng các mục tiêu mà vẫn nằm trong phạm vi ngân sách.

Nghề content marketing cần những kỹ năng gì?

Bạn đang là một copywriter, một freelance content writer – người sáng tạo nội dung tự do, bạn muốn trở thành một content marketer chuyên nghiệp nhưng lại không biết bản thân nên rèn luyện những kỹ năng gì? Thì đây, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn bộ 6 kỹ năng cần có của content marketer.

Nghề content marketing cần những kỹ năng gì?

Bộ 6 kỹ năng cần có của content marketer

1. Kỹ năng nghiên cứu thông tin, phân tích dữ liệu

Những content marketing hay, sáng tạo và độc đáo, vẫn chưa hoàn toàn đủ để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu. 

Content marketer cần nghiên cứu thông tin và khai thác dữ liệu khách hàng mục tiêu, phác họa chân dung từng nhóm khách hàng tiềm năng (hành vi mua hàng, nhu cầu, thu nhập,…). Và hơn thế nữa là cập nhập xu hướng content marketing mới nhất, để thống kê và đào sâu những cơ hội trong lĩnh vực marketing để có thể tạo nên những nội dung phù hợp nhất và hiệu quả nhất. 

Bạn có thể:

  • Ứng dụng Google Analytics vào công việc SEO content để tìm hiểu xem những ai đã truy cập vào website: tên, tuổi, giới tính,…
  • Trao đổi, kết nối với khách hàng qua mục bình luận của bài viết content marketing.
  • Tiến hành khai thác, đánh giá thông tin người xem (tuổi, nghề nghiệp, nhu cầu…).
  • Tìm đọc những bài nghiên cứu chuyên ngành digital marketing, tiếp thị nội dung, các chuyên gia trong lĩnh vực content, sách và tin tức về content marketing…

2. Kỹ năng chọn chủ đề bài viết

Content marketer ngoài việc tạo ra những nội dung hay, phù hợp với khách hàng, còn cần phải biết cách chọn chủ đề. 

Vậy phải làm sao, nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp ngành marketing mà phải viết bài content marketing cho ngành IT? Đấy là một điều rất phổ biến đối với những ai làm content marketing nói riêng và marketing nói chung. 

Tuy nhiên đừng quá lo lắng, nhiệm vụ của bạn ngay lúc này chính là tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác, phân tích thông tin tại những nguồn uy tín thuộc chuyên ngành của chủ đề bài viết (tiếp thị kỹ thuật số, IT, nông sản,…). Nếu cẩn thận hơn, sau khi hoàn thành bài viết bạn có thể nhờ chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn kiểm tra chất lượng nội dung.

Khi mới bắt đầu, bạn hãy ứng tuyển vào lĩnh vực mà bản thân yêu thích, thuộc chuyên ngành, để dễ dàng hơn trong việc tạo ra những content marketing hay, chất lượng. 

Tips: Đặt tiêu đề bài viết 

Tiêu đề bài viết chính là yếu tố quyết định cho hành động khách hàng có click vào bài của bạn hay không. Dù bài viết sở hữu content marketing hay nhất nhưng tiêu đề cạnh tranh cao, kém thu hút thì nội dung của bạn không thể đến được tiếp cận được đến khách hàng mục tiêu.

3. Kỹ năng viết và giao tiếp tốt

Trí tuệ của con người là vô hạn, mặc dù, content marketer có thể sử dụng đa dạng công cụ của công nghệ trí tuệ nhân tạo để sáng tạo ra nội dung tiếp thị chuẩn SEO, để tiếp cận được khách hàng mục tiêu, nhưng cũng không thể nào so được với tài hoa của con người, với lối dẫn dắt lôi cuốn, lấy được sự đồng cảm của khách hàng.

Đối với một content marketer công việc của họ chính là dẫn dắt, định hướng, nuôi dưỡng và giữ chân khách hàng tiềm năng, tạo ra giá trị chuyển đổi. Vì thế, mỗi từ ngữ trong bài viết SEO content marketing cần phải gần gũi, gây sự quan tâm hướng đến cung cấp thông tin hơn sự mong đợi của khách hàng tiềm năng. 

Content marketer có sự tâm huyết với nghề, am hiểu thương hiệu như thể nó là của chính mình, và mong muốn tạo nên những điều mới mẻ, đột phá cũng sẽ tạo nên những bài viết có nội dung độc đáo, và ý nghĩa.

4. Kỹ năng SEO

SEO là gì? Bài viết chuẩn SEO hay bài viết sáng tạo sẽ tiếp cận đến được khách hàng mục tiêu? 

Thời đại công nghệ số, digital marketing phát triển theo cấp số nhân, thuật ngữ SEO không còn xa lạ với những content marketer, cộng tác viên content marketing, freelance content writer, content creator-người sáng tạo nội dung… Để nội dung tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhanh chóng, người làm người làm content marketing cần đẩy bài viết lên hàng đầu của đầu kết quả tìm kiếm.

Điều này có ý nghĩa gì, tại sao content marketer phải làm như vậy? Bởi vì, hầu hết hành vi của mọi khách hàng là luôn nhấp chuột vào kết quả đầu tiên trên công cụ tìm kiếm, vì thế đẩy bài viết lên top đầu là việc vô cùng quan trọng. 

Để thực hiện được điều này content marketer cần nắm bắt nhanh chóng những thay đổi liên tục của Google, từ các chính sách mới đến sự thay đổi liên tục của từ khóa tìm kiếm. Vì thế, để bài viết hoạt động hiệu quả, content marketer nhất định phải có kỹ năng SEO thật tốt. Hơn thế nữa, họ phải tìm tòi học hỏi không ngừng để nâng cao kỹ năng thì mới có thể theo kịp xu hướng thị trường.

5. Kỹ năng công nghệ

Để trở thành content marketer thì khả năng sử dụng thành thạo các công cụ như WordPress, Google Analytics, mạng xã hội,… cũng là một điều cần thiết. Bởi vì, ngoài việc tạo ra được một nội dung có ý nghĩa, độc đáo, hay chuẩn SEO… bạn còn phải biết những content marketing có tạo được hiệu ứng tích cực đối với khách hàng và mang lại mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp hay không.

Thậm chí việc lựa chọn kênh truyền thông, những kênh khách hàng đang tìm kiếm cũng là điều quan trọng, vì bài viết không thể phân phối đến nơi không có khách hàng tiềm năng. 

Hơn thế nữa, content marketer phải biết thu hút khách hàng với nhiều dạng thức, kênh và phong cách truyền tải bài viết (dạng thức: hình ảnh, video, gif,… kênh: youtube, các nền tảng mạng xã hội: weibo, lotus, và các diễn đàn,…). Bởi vậy để thành công với nghề content marketing cần thành thạo các công cụ công nghệ trí tuệ nhân tạo (WordPress, Google Analytics, Slideshare, mạng xã hội,…).

6. Kỹ năng thiết lập kế hoạch và quản lý chiến lược.

Lập kế hoạch và quản lý chiến lược sẽ giúp content marketer hoàn thành hành trình hướng tới mục tiêu của mình.

Một content marketer ngoài kỹ năng viết lách tốt còn phải biết quản lý chính nội dung của mình tạo ra; phải thường xuyên tương tác, kết nối với khách hàng qua các nền tảng khác nhau, từ đó bạn sẽ thu thập và khai thác được những thông tin về khách hàng, và sự thay đổi về nhu cầu của họ. 

Từ đó, content marketer sẽ có những dữ liệu để cải thiện những nội dung tiếp thị hiện tại và lập kế hoạch cho những dự án tiếp thị nội dung tiếp theo. 

Những kiến thức cần có để trở thành Content Marketer xuất sắc

Bạn đang đi trên con đường để trở thành một content marketer chuyên nghiệp? Bạn muốn bước sang một bước ngoặt mới trên con đường sự nghiệp content marketing của bản thân? Vậy tiếp theo đây, bài viết này sẽ giới thiệu bộ 7 kiến thức để trở thành content marketer xuất sắc.

Content marketer xuất sắc

Bộ 7 kiến thức để trở thành content marketer xuất sắc

1. Thiết lập kế hoạch chiến lược nội dung

Vậy chiến lược nội dung là gì? Chiến lược nội dung là quá trình thiết lập kế hoạch, sáng tạo, truyền thông và đo lường mức độ hoạt động của nội dung ở tất cả các hình thức trực tuyến của nó, với mục tiêu đạt được các chỉ tiêu kinh doanh và tiếp thị.

Khi content marketer có một chiến lược nội dung được xác định rõ ràng thì sẽ thu hẹp được khoảng cách giữa KPI và kết quả tiếp thị thực tế. Điều đó sẽ giúp tận dụng được tối đa hiệu quả của nội dung tạo ra.

Trước khi thực hiện chiến lược nội dung, việc đầu tiên cần làm của content marketer là xem xét chỉ số KPI. Đó cũng là các bước chính xác cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.

Nhưng tất nhiên, ngay cả khi lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả nhất, đôi khi, các chiến dịch nội dung vẫn không đáp ứng được KPI của chúng. Điều đó không sao cả, bởi vì một chiến lược nội dung tốt cũng bao gồm các quy trình đo lường và phân tích, do đó, nội dung có thể được tối ưu hóa để đạt hiệu suất tốt hơn trong tương lai. 

2. Nghiên cứu, khai thác và phân tích, đánh giá dữ liệu

Ngay cả khi vừa lập kế hoạch tốt và thực hiện tốt, các chiến dịch vẫn không đáp ứng được chỉ tiêu đề ra, vì thế ngay lúc này đây content marketer cần đo lường và phân tích dữ liệu liên quan đến content marketing.

Ngày nay, các doanh nghiệp và content marketer có thể đo lường bằng phương pháp định lượng những chủ đề và loại nội dung đang mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó có nghĩa là nhà tiếp thị nội dung phải biết cách thu thập dữ liệu và phân tích, cũng như áp dụng những dữ liệu này cho các chiến dịch tiếp thị nội dung tiếp theo.

3. Quản lý dự án

Quản lý dự án là quá trình kết hợp và sử dụng kiến ​​thức và khả năng của content marketer với nhiều công cụ và chiến lược khác nhau để thực hiện một dự án đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách.

Trở thành content marketer bạn cần lộ trình phát triển quy trình làm việc của riêng mình để có thể quản lý tốt tất cả các nhiệm vụ và hoàn thành đúng hạn.

Khi quản lý các dự án một cách hiệu quả cũng có nghĩa là bạn biết khi nào cần ủy quyền hoặc automate những nhiệm vụ để làm cho mọi thứ hoạt động hiệu quả hơn.

Bạn cũng có thể tự làm quen với việc sử dụng một số công cụ quản lý dự án phổ biến như Microsoft Project, Trello và myXteam.

4. Sản xuất và chỉnh sửa video

Dạng thức video hiện là định dạng nội dung ưa thích được các content marketer sử dụng vì nó thu hút khách hàng mục tiêu hơn so với nội dung bằng văn bản.

Bạn không cần phải là một bậc thầy trong việc tạo và chỉnh sửa video để trở thành một content marketer thành công. Tuy nhiên, cần phải có những kiến thức cơ bản về video editor.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm và học theo một số hướng dẫn có thể tìm thấy trên Youtube. Ngoài ra còn có một số công cụ chỉnh sửa video miễn phí và chi phí thấp như Canva và Blender mà bạn có thể sử dụng để bắt đầu thực hành và phát triển kỹ năng của mình.

5. Thiết kế đồ họa

Khách hàng có thể nhớ lên đến hơn 65% chi tiết nếu nội dung bằng văn bản kết hợp với hình ảnh có liên quan.

Thêm vào đó, 80% content marketer báo cáo rằng hình ảnh là loại nội dung chính mà họ sử dụng trên mạng xã hội.

Một lần nữa, bạn không nhất thiết phải là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp để trở thành một content marketer thành công. Các công cụ như Canva có một số mẫu có thể chỉnh sửa tạo hình ảnh để sử dụng trên blog, mạng xã hội và website…

6. Kỹ năng hợp tác

86% giám đốc điều hành và nhân viên báo cáo rằng thiếu sự hợp tác khi làm việc theo nhóm là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại tại nơi làm việc. 

Muốn trở thành một content marketer thành công và hiệu quả, bạn cần chủ động tìm hiểu thêm về nền tảng và giá trị của những người sẽ làm việc cùng nhau. Điều này sẽ giảm thiểu thông tin sai lệch và hiểu nhầm, giúp tăng hiệu quả và chất lượng làm việc nhóm.

Với điều đó bạn phải bắt đầu với việc trở thành một người lắng nghe tích cực. Hãy cho đồng đội thời gian trò chuyện và quyền tự do để họ đưa ra phản hồi. Bằng cách đó, thành viên trong nhóm sẽ hiểu nhau hơn, điều này giúp cả nhóm có thể làm việc với nhau một cách thuận lợi và đưa ra một thỏa thuận làm việc hiệu quả hướng đến mục tiêu có lợi cho cả nhóm và cả doanh nghiệp.

7. SEO

Với hơn 5,6 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google, các content marketer bắt buộc phải hiểu các nguyên tắc cơ bản của việc phát triển nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, một content marketer chuyên nghiệp không dừng lại ở đó. Họ tiến thêm một bước nữa bằng cách cập nhật các xu hướng mới nhất và các phương pháp hay nhất về SEO. Điều này giúp content marketer cải thiện thứ hạng nội dung của họ trên Google và các công cụ tìm kiếm khác.

Học content marketing ở trường nào?

Bạn đang tìm kiếm một ngôi trường đào tạo content marketing, với mong muốn nuôi dưỡng ước mơ trở thành một content marketer chuyên nghiệp và được đầu quân vào doanh nghiệp tầm cỡ. 

Trường học đào tạo nghề content marketing

Content marketer học trường nào?

Vậy nghề content marketing học ở trường nào? 

Content marketing chỉ là một mảng trong ngành marketing; hiện tại, ở Việt Nam, chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên ngành content marketing.

Vậy phải làm sao khi không có bằng cấp content marketing mà vẫn trở content marketer? 

Bạn đừng lo lắng dù hiện tại chưa có trường đại học đào tạo ngành content marketing nhưng không có nghĩa là bạn không thể thực hiện được mong ước của mình.

Điều này phụ thuộc vào yêu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp đối với những ứng cử viên content marketer. Vì nghề content marketing không có bằng cấp rõ ràng, các yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng cho vị trí này thường đề cập đến những ngành liên quan như:

  • Tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, marketing PR, truyền thông hoặc marketing liên quan đến truyền thông. 
  • Có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí liên quan đến sáng tạo nội dung là một lợi thế.
  • Đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng: viết lưu loát, tư duy sáng tạo, kiến ​​thức nền tảng về marketing, … và các kỹ năng phối hợp khác: quản lý thời gian, giao tiếp, tin học văn phòng … 

Nếu bạn có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu, thì cơ hội để làm việc như một content marketer đang gần kề. Tuy nhiên, ngành học của bạn không liên quan đến công việc, bạn đang học "trái ngành", thì bạn cần nỗ lực hơn nữa trong việc trau dồi kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Dù bạn là ai, học bất kỳ ngành nghề nào, đang là freelance content writer-người sáng tạo nội dung tự do, bạn chỉ cần rèn luyện kỹ năng writing và tìm tòi học hỏi về lĩnh vực marketing bạn sẽ trở thành một nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp.

Nghề content marketing có cấp bậc và thu nhập như thế nào?

Như với hầu hết các công việc, mức lương của content marketer sẽ khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng, khu vực địa lý và công ty bạn làm việc. 

Các cấp bậc và thu nhập của nghề content marketing

Content marketer có cấp bậc và thu nhập như thế nào?

Hầu hết các ước tính thu nhập của các nghề content marketing là từ 5 triệu đến hơn 10 triệu mỗi tháng. Tùy thuộc vào các cấp bậc sẽ được chia thành các mức lương như sau:

Content Marketing Intern Hoặc Junior

Vị trí trước tiên mà một người mới vào ngành content marketing trải qua, đấy là Intern. Trở thành Thực tập sinh content marketing, không đòi hỏi quá cao về tri thức và tài năng, kinh nghiệm, điều mà được đánh giá cao đó là tinh thần cầu tiến và đam mê học hỏi.

Content Marketer chưa có kinh nghiệm: 1 triệu – 5 triệu mỗi tháng.

Nếu như bạn đã có những kinh nghiệm làm việc part-time, và có những kiến thức nền cơ bản về content marketer thì hãy mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí Junior.

Content Marketer có 1 – 3 năm kinh nghiệm: 5 triệu – 8 triệu mỗi tháng

Senior Content Marketing

Tại vị trí Senior Content Marketing chẳng những phải nhiều năm kinh nghiệm về chuyên môn để có thể tự khắc phục những trở ngại phát sinh trong công việc mà hơn thế, bạn phải đảm nhiệm thiết lập kế hoạch và đảm bảo khai triển thực hiện đúng tiến độ, có kỹ năng lãnh đạo hoặc viết các content với cấp độ nâng cao (kiến thức chuyên môn cao và các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu).

Content Marketer có 4 – 8 năm kinh nghiệm: 10 triệu – 25 triệu mỗi tháng

Creative Director

Đây là ngôi vị cao nhất, và là vị trí ao ước của hầu hết những ai theo nghề Content Marketing. Creative Director, đúng như tên gọi, sự sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Không chỉ dừng lại ở việc làm đúng, đủ, chuẩn mà còn phải phá bỏ lề thói, tiếp tục sáng tạo, đổi mới để đạt hiệu quả cao nhất. 

Content Marketer có 9 – 10 năm kinh nghiệm: 30 triệu – 50 triệu mỗi tháng

Content marketing tuyển dụng ở đâu?

Sự phát triển của tiếp thị kỹ thuật số là một trong những chuyển đổi quan trọng mà tiếp thị truyền thống đã trải qua, đòi hỏi phải đánh giá lại các chiến thuật tiếp thị cho các tổ chức muốn duy trì tính cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số mới.

Do đó, tiếp thị nội dung đã nổi lên như một công cụ tiếp thị kỹ thuật số quan trọng nhất và là nền tảng cho một chiến lược tiếp thị trực tuyến thành công. Vì thế, nhu cầu về nguồn lao động thuộc lĩnh vực content marketing tăng lên cùng sự phát triển liên tục của lĩnh vực marketing.

Content marketer có thể ứng tuyển vào phòng ban marketing tại hầu hết các doanh nghiệp hoặc cũng có thể ứng tuyển vào các marketing agency, chuyên cung cấp dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác.

Nếu bạn mong muốn làm việc ở môi trường thoải mái, không gò bó, có thể chọn làm cộng tác viên content marketing cho các website, blog, agency… Khi đó, công việc viết nội dung tiếp thị chỉ gói gọn trong việc sáng tạo nội dung, hạn chế việc bị bó chặt trong những chỉ tiêu như KPI, tính toán ROI, hay khảo sát khách hàng,…

Tuyển dụng content marketer

Cơ hội việc làm dành cho content marketer

Những câu hỏi phỏng vấn content marketer thường được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn: 

Câu hỏi phỏng vấn nghề content marketing rất đa dạng, tuy nhiên, các ứng cử viên nên quan tâm đến các câu hỏi sau, để có một cuộc phỏng vấn "thuận buồm xuôi gió" nhé!

Các câu hỏi cho một cuộc phỏng vấn content marketer: 

  • Bạn thích gì về việc viết lách? 

Lý do khiến nhà tuyển dụng hỏi điều này: Mặc dù content marketing bao gồm nhiều thứ hơn là viết, nhưng nhà tuyển dụng coi kỹ năng này là thành phần cốt lõi của một content marketer thành công. Bởi vì, bạn phải tận hưởng những gì bạn đang làm. 

  • Làm thế nào để bạn quyết định về phong cách hoặc giọng điệu của một phần nội dung? 

Cách trả lời câu hỏi: Ứng viên nên mô tả quá trình suy nghĩ của bản thân khi phổ biến nội dung. Bạn nên nhớ rằng giai điệu của nội dung sẽ được xác định bởi nền tảng, vì các nền tảng khác nhau có các tính năng phong cách khác nhau và phục vụ cho các đối tượng khác nhau. 

  • Giải thích dữ liệu đóng một phần như thế nào trong nghề content marketing. Nó có ý nghĩa như thế nào? 

Cách trả lời câu hỏi: Dữ liệu phải là nền tảng cho công việc của một content marketer. Các ứng viên nên thừa nhận rằng dữ liệu hướng dẫn tất cả các chiến lược tiếp thị nội dung và nên liệt kê các cách mà bạn đã sử dụng dữ liệu trong quá trình hình thành chiến lược của mình.

  • Bạn nhìn vào số liệu nào khi đo lường sự thành công hay thất bại của một chiến dịch content marketing?

Cách trả lời câu hỏi: Các ứng cử viên nên liệt kê các số liệu quan trọng như số lần xem trang, số lượng khách truy cập và chuyển đổi. Bạn cũng nên mô tả cách bạn sử dụng các số liệu đó khi đưa ra quyết định tiếp thị.

  • Làm thế nào để bạn nắm bắt được những thay đổi trong ngành content marketing?

Cách trả lời câu hỏi: Content marketing là một ngành phát triển nhanh chóng đòi hỏi sự tự học liên tục để luôn cập nhật. Đọc các blog tiếp thị, nhận thức về những thay đổi đối với các thuật toán truyền thông xã hội và đọc rộng rãi về chủ đề tiếp thị, tất cả những điều này đều nên được liệt kê là những cách để bạn cập nhật những thay đổi.

Tổng kết

Điểm xuất phát của con đường đi đến thành công là khoảnh khắc bạn ra quyết định. Bạn yêu thích viết lách, và có niềm đam mê với marketing, mong muốn trở thành content marketer chuyên nghiệp, ngay từ bây giờ hãy bắt đầu.

Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky