input license here

Tổng hợp tất cả công thức thường gặp và công thức giải nhanh môn Hóa học

Hệ thống Công thức Hóa học được ReLub tổng hợp theo từng chủ đề riêng biệt. Dưới đây là tổng hợp toàn bộ các Công thức Hóa học, các bạn cùng theo dõi nhé!

Tổng hợp tất cả công thức thường gặp và công thức giải nhanh môn Hóa học


I. Công thức Hóa học thường gặp

1. Nồng độ dung dịch

a. Công thức tính nồng độ mol: Khi biết số mol thì nồng độ mol được tính theo công thức sau: $C_M= \dfrac {n} {V (lít)}$

b. Công thức tính nồng độ mol/lít: Khi biết số mol chất tan và thể tích dung dịch thì nồng độ mol được tính theo công thức sau: $C_M=\dfrac {n_{ct}} {V_{dd}}$
  • $n_{ct}$: số mol chất tan
  • $V_{dd}$: thể tích dung dịch (lít)
Ví dụ: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 32g  $CuSO_4$. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch

Bài giải: 

Đổi: 200ml = 0,2l
Số mol $CuSO_4 = \dfrac{32}{160} = 0,2 (mol)$
Nồng độ mol của dung dịch: $C_M= \dfrac{n}{V} = \dfrac{0,2}{0,2}= 1(mol/lít)$
Vậy nồng độ mol của dung dịch là 1 (mol/lít)

c. Công thức tính nồng độ phần trăm(C%): Khi biết khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch thì nồng độ phần trăm được tính theo công thức sau: $C\%=\dfrac { m_{ct}} {m_{dd}}.100$
  • $m_{ct}$: khối lượng chất hòa tan (g)
  • $m_{dd}=m_{ct}+m_{dm}-m\downarrow-m\uparrow$
Ví dụ 1: Hòa tan hết 40g NaCl vào  60g nước. Em hãy tính Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được

Bài giải:

Ta có: $m_{dd} = 40 + 60 = 100(g)$
Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch: $C\% = \dfrac{40}{100}.100 = 40\%$
Kết luận: Vậy Nồng độ dung dịch của NaCl là 40%

Ví dụ 2: Tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%

Bài giải:

$C\% = \dfrac{m_{NaOH}}{200}.100 = 15 (\%)$
$\Rightarrow m_{NaOH} = \dfrac{15.200}{100} = 30 (g)$
Vậy khối lượng của NaOH là 30(g).

2. Khối lượng mol trung bình của 1 hỗn hợp

Ta có công thức tính khối lượng mol trung bình như sau: $M_X=\dfrac {m_X} {n_X}= \dfrac {M_1n_1+M_2n_2+...} {n_1+n_2+...}=\dfrac {M_1V_1+M_2V_2+...} {V_1+V_2+...}$

3. Tỉ khối hơi của chất A đối với chất B( cùng điều kiện V,T,P)

Khi biết khối lượng mol của hai chất A và B thì tỷ khối hơi được tính theo công thức sau: $d_\frac{A} {kk}= \dfrac{M_A} {29}$ Đo cùng điều kiện V,T,P

4. Công thức tính số mol

a. Công thức tính số mol khi biết khối lượng: Khi biết khối lượng thì số mol được tính theo công thức sau: $n=\dfrac{m} {M} \Rightarrow m=M.n$

b. Công thức tính số mol khi biết nồng độ mol/lít: Khi đã biết nồng độ mol/lít thì số mol được tính theo công thức sau: $n=C_m.V(lít) \Rightarrow V=\dfrac{n} {C_m}$

c. Công thức tính số mol khi biết thể tích khí ở đktc: Khi biết thể tích khí ở điều kiejn tiêu chuẩn thì số mol được tính theo công thức sau: $n=\dfrac{V/lít}{22,4} \Rightarrow V=n.22,4$

5. Hiệu suất phản ứng

a. Hiệu suất phản ứng theo chất phản ứng: Khi biết lượng chất tham gia phản ứng và lượng chất ban đầu thì hiệu suất phản ứng theo chất phản ứng được tính theo công thức sau: $H=\dfrac {m_{tgpu}} {m_{bd}}.100\%$

b. Hiệu suất phản ứng tính theo sản phẩm: Khi biết khối lượng thực tế và khối lượng lý thuyết thì hiệu suất phản ứng theo sản phẩm được tính theo công thức sau: $H=\dfrac {M_{tt}} {M_{lt}}.100\%$

II. Công thức giải nhanh Hóa học

1. Tính nhanh khối lượng muối

a. Tính nhanh khối lượng muối (Kim loại): 

Kim loại + axit $\Rightarrow$ muối + $H_2$ 
  • $\Rightarrow m_{muối}=m_{hh kl}+m_{gốc axit}$
Thí dụ: KL + HCL $\rightarrow$ muối  $Cl^- +H_2$                                           
  • $m_{muối clorua}=m_{hh kl}+71.n_{H_2}$
Thí dụ: KL + $H_2SO_4$ $\rightarrow$ $SO4^- + H_2$
  • $m_{muối sunfat}=m_{hhkl}+96.{n_{{H_2}}}$
b. Tính nhanh khối lượng muối (oxit kim loại)

Oxit KL + axit( HCl, $H_2SO_4$ loãng) $\Rightarrow m_{muối} = m_{hh oxit} - m_{oxi} + m_{gốc axit}$

2. Công thức giải nhanh trắc nghiệm phần vô cơ

Hiệu suất phản ứng tổng hợp $NH_3$ được tính theo công thức sau: 

(Tổng hợp $NH3$ từ hỗn hợp gồm $N_2$ và $H_2$ với tỷ lệ mol tương ứng là 1:3) 

$H%$=2-$2\dfrac{Mx}{My}$

(Với X là tỉ khối ban đầu và Y là tỉ khối sau)

Lưu ý: $%V{NH_3}$ trong Y được tính: $\% V_{NH_3}=\dfrac { M_y} {M_x} -1$

Nếu cho hỗn hợp X gồm a mol $N_2$ và b mol $H_2$ với b=ka(k (3) thì: $\dfrac {M_x} {M_y}=1 - H\%(\dfrac {2} {k+1})$

3. Tính khối lượng Fe3O4 dẫn qua CO

Khối lượng $Fe_3O_4$ dẫn qua khí $CO$, nung nóng một thời gian, rồi hòa tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng $HNO_3$ loãng dư được khí $NO$ duy nhất được tính theo công thức sau: 
$$m=\dfrac {232} {240}(m_x+24n_{NO})$$

Lưu ý: Khối lượng $Fe_2O_3$ khi dẫn qua khí $CO$, nung nóng một thời gian, rồi hòa tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng $HNO_3$ loãng dư được khí $NO$ duy nhất: 
$$m=\dfrac {160} {160}(m_x+24n_{NO})$$

4. Tính khối lượng Fe3O4 dẫn qua CO

Khối lượng $Fe_3O_4$ khi dẫn khí $CO$ qua, nung nóng một thời gian, rồi hòa tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng $H_2SO_4$ đặc, nóng, dư được khí $SO_2$ là duy nhất được tính theo công thức sau: 
$$m=\dfrac {232} {240}(m_x+16n_{SO_2})$$

Lưu ý: Khối lượng $Fe_2O_3$ khi dẫn qua khí $CO$, nung nóng một thời gian, rồi hòa tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng $H_2SO4$ đặc, nóng dư được khí $SO_2$ duy nhất: 
$$m=\dfrac{160} {160} (m_x+16n_{SO_2})$$
Đón xem các bài tiếp theo nữa nhé!
Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky