input license here

4 cách giúp trả lời câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?" khi phỏng vấn tốt hơn

 Phỏng vấn luôn là một việc mà mọi người thường làm ít nhất trong đời. Trong buổi phỏng vấn, thường có nhiều câu hỏi được đưa ra liên quan tới công việc, kỹ năng và một số thứ khác. Ngoài các câu hỏi về thế mạnh của bạn, thì bạn cũng sẽ nhận được câu hỏi dạng :" Điểm yếu của bạn là gì?".

Ảnh: stanciuc / 123RF Stock Photo

Đây là một câu hỏi cũng khá là khó trả lời, nếu trả lời "quá thật" có thể khiến bạn ảnh hưởng tới kết quả chung của buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu câu trả lợi của bạn có vẻ "không thật" thì bạn có thể bể trừ điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cùng xem bài viết bên dưới để biết cách trả lời cho câu hỏi " Điểm yếu của bạn là gì?" khi đi phỏng vấn nhé;

4 Cách có thể giúp bạn trả lời câu hỏi " Điểm yếu của bạn là gì?" khi phỏng vấn tốt hơn

Luôn chuẩn bị cho câu hỏi về điểm yếu

Luôn chuẩn bị và sẳn sàng cho một câu hỏi về điểm yếu. Sự chuẩn bị  này giảm thiểu sự lo lắng của bạn và giúp bạn đưa ra phản ứng một cách chuyên nghiệp. Chuẩn bị trước cũng giúp tăng cường sự tự tin của bạn.

Chọn một điểm yếu ít liên quan đến công việc đang ứng tuyển

Bạn có thể nêu một điểm yếu của mình và sau đó thảo luận rằng bạn nhận ra điểm yếu của lĩnh vực này và bạn đã nỗ lực để cải thiện kỹ năng này. Cố gắng chọn một điểm yếu không phải là yêu cầu cốt lõi của công việc mà bạn ứng tuyển. Ví dụ: nếu một công việcyêu cầu bạn phải có kỹ năng kế toán nâng cao và bạn đề cập đến việc bạn phải vật lộn với bảng tính, thì điều này có thể có vấn đề. 

Thay vào đó, bạn có thể trả lời rằng bạn đã phải vật lộn với việc thành thạo PowerPoint, nhưng bạn đã dành thêm thời gian để học các khái niệm nâng cao trong PowerPoint và bây giờ bạn cảm thấy như mình đã nắm rõ cách tốt nhất để thiết kế một trang trình chiếu PowerPoint ấn tượng. Phản hồi này cũng chứng tỏ rằng bạn có thể xác định được điểm yếu của bản thân và sau đó nỗ lực để cải thiện điểm yếu đó.

Chọn điểm yếu có thể không cần cho công việc mới

Tập trung vào một kỹ năng mà công việc đang ứng tuyển của bạn có thể không bao giờ yêu cầu. Nếu công việc mới mà bạn ứng tuyển sẽ không bao giờ yêu cầu bạn trình bài các khái niệm cho một nhóm lớn, hay thuyết trình trước số đông khán giả, bạn có thể chia sẻ điều đó làm ví dụ.

Bạn cũng có thể làm nổi bật một điểm mạnh khi mô tả điểm yếu này. ví dụ “Một lĩnh vực mà tôi cần cải thiện là trình bày trước các nhóm lớn. Tôi chưa có nhiều cơ hội để thuyết trình trước các nhóm lớn, nhưng tôi hy vọng sẽ cải thiện kỹ năng này trong tương lai. Tôi có xu hướng tập trung vào việc trau dồi kỹ năng phân tích của mình, vì hầu hết các vai trò của tôi đều là phân tích tài chính ”.

Cố gắng xác thực câu trả lời

Khi trả lời câu hỏi về điểm yếu, hãy cố gắng tỏ ra xác thực trả lờ, đưa ra câu trả lời và cách mà bạn đang tìm cách giải quyết chúng trong thời gian tới.

Tự thực hành câu trả lời của bạn một vài lần một hình hay nhờ giúp đở từ một người bạn hay người thân của bạn. Phỏng vấn, giống như bất kỳ kỹ năng nào, sẽ cải thiện khi thực hành nhiều lần.

Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky