Từ tháng 7/2021 việc làm căn cước công dân đã có nhiều thay đổi, thuận tiện hơn cho người dân. Tuy nhiên có một số lưu ý khi làm căn cước công dân mới, cùng xem bài viết để tìm hiểu về nội dung mới làm căn cước và hướng dẫn cách làm thẻ CCCD mới :
Những ý mới trong việc làm thẻ CCCD gắn chíp sau tháng 7/2021
1. Sau tháng 7/2021 vẫn chưa bắt buộc thay đổi qua CCCD gắn chíp, tuy nhiên có những trường hợp cần đổi CCCD mới .
- CMND đã hết hạn sử dụng
- CMND hư hỏng và không thể sử dụng
- Đã thay đổi họ tên, chữ đệm và thay đổi ngày tháng năm sinh.
- Thay đổi nơi thường trú,
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng bản thân
- Bị mất giấy CMND
Và những trường hợp bắt buộc thay đổi thẻ CCCD cũ sang thẻ CCCD gắn chíp
+ Công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi;
+ Thẻ CCCD bị hư hỏng và không còn sử dụng được;
+ Cần Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm,
+ Muốn xác định lại giới tính, quê quán nơi ở;
+ thông tin trên thẻ hiện tại không đúng hay sai sót;
+ Khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ CCCD;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Theo các lý do trên, sau ngày 01/7/2021 vẫn không bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp nếu không thuộc những trường hợp quy định trên thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng CCCD cũ hay thẻ CMND.
2. Được làm CCCD mới gắn chip tại nơi tạm trú sau 1/7
Trước đây vì lý do dữ liệu quốc gia về dân cư, CSDL căn cước công dân chưa được vận hành vầ cập nhật đầy đủ, nên theo Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA, người dân phải trở về địa phương thường trú để đăng ký làm thẻ CCCD mới
Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA mới từ 01/07/2021: "Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân". Vì thế, bắt đầu từ tháng 7/2021, công dân có thể làm căn cước công dân tại nơi ở tạm trú.
3. Dự kiến tiếp tục giảm lệ phí cấp sau ngày 01/7/2021 đến hết năm 2021
Bộ tài chính đang tiếp túc nghiên cứu và dự thảo về Thông tư về việc tiếp tục giảm lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp đến hết năm 2021. Cũng theo dự thảo này phí làm CCCD sau ngày 1/7/2021 vẫn như thời gian trước tháng 7/2021.
4. Thủ tục làm CCCD sau tháng 7/2021
Thông tư 59/2021/TT-BCA,khoản 2 Điều 11 , người dân có thể đến cơ quan công an có thẩm quyền nơi tạm trú hoặc nơi thường trú để yêu cầu cấp thẻ CCCD.
Điều này có nghĩa rằng công dân không còn phải điền tờ khai giấy, nếu cần thì cán bộ tiếp nhận sẽ tìm kiếm thông tin, thu thập vân tay, chụp ảnh… và in phiếu thu nhận thông tin CCCD gắn chip để công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên. Và thời gian làm CCCD chỉ còn trong 8 ngày làm việc.
Hướng dẫn làm CCCD gắn chíp mới sau tháng 7/2021
Hướng dẫn làm CCCD tại nơi tạm trú
Công dân đến cơ quan Công An tại nơi mình tạm trú để làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp mới.
Bước 1: Điền tờ khai để làm CCCD
Tại đây, Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân.
Bước 2: Đối chiếu thông tin
- Đối chiếu thông tin và chup ảnh, lấy thông tin cá nhân và thu lệ phí cấp
- Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng.
- Thu nhận vân tay.
- Chụp ảnh chân dung.
- In phiếu thu nhận thông tin CCCD, phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.
- Thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết...
Bước 3: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân đồng thời :
Trả lại CMND hay CCCD cũ cho người dân sử dụng trong thời gian chờ thẻ CCCD mới.
Hướng dẫn làm CCCD mới Online
Ngoài cách làm CCCD tại nơi tạm trú, thì công dân có thể làm CCCD mới qua ứng dụng Zalo bằng những bước sau.
Bước 1 : Tải và mở ứng dụng Zalo, tìm kiếm cơ quan Công An tại khu vực bạn đang sinh sống, nhấn vào mục quan tâm và mục chat sẽ có mục làm CCCD online.
Bước 2 : Các thông tin, thủ tục làm CCCD sẽ được cung cấp đầy đủ.
Bước 3 : Bấm vào mục cấp CCCD tạm trú để được đặt lịch và các thủ tục cần thiết để làm thẻ CCCD, nhấn vào hỏi đáp để tìm hiểu thêm các thông tin chưa rõ ràng.
Post a Comment
Post a Comment